Nhà shophouse dưới con mắt của các chuyên gia

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội khái niệm về nhà shophouse đã ra đời vào những năm 1950 từ Trung Quốc. Chúng ta biết đến nó chỉ đơn giản là một thiết kế nhà kết hợp kinh doanh với nhà ở. Nhưng các chuyên gia thiết kế sẽ có góc nhìn như thế nào về nhà shophouse?

Định nghĩa nhà shophouse từ các chuyên gia

Theo đúng với ý nghĩa ban đầu thì nhà shophouse sẽ được xây dựng từ 2 đến 3 tầng. Nhưng cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội thì các shophouse bây giờ có thể có nhiều hơn ba tầng. Thậm chí nó có thể là căn hộ nằm ở tầng trệt của các khách sạn hay chung cư. Mặc dù có sự đa dạng về thiết kế nhưng mục đích của nhà shophouse vẫn không thay đổi. Dựa và đặc điểm trên thì nhà shophouse được chia làm hai loại: Nhà shophouse chân đế và nhà shophouse thường.

Nhà shophouse chân đế

Shophouse chân đế chung cư tọa lạc ở tầng đế của các tòa nhà căn hộ

Shophouse chân đế có vị trí là ở tầng dưới cùng của các khách sạn hay chung cư. Với loại hình này thì gia chủ sẽ chỉ được bàn giao phần thô của công trình cả mặt trong và mặt ngoài và phải tự hoàn thiện nội thất phù hợp với nhu cầu sinh hoạt và kinh doanh của mình. Các shophouse chân đế sẽ có sổ hồng sở hữu 50 năm cho chức năng kinh doanh và sở hữu vĩnh viễn cho chức năng ở. Loại hình này có tính thanh khoản cao và thường ít gặp rủi ro.

Nhà shophouse thường

Là công trình được thiết kế và xây dựng thành các dãy trong các khu đô thị và không có khoảng trống giữa các căn nhà. Khác với shophouse chân đế, shophouse thường có sổ hồng sở hữu vĩnh viễn cho cả kinh doanh và nhà ở. Chủ đầu tư sẽ bàn giao phần thô mặt bên trong cho gia chủ tự thiết kế trang trí nội thất, còn bên ngoài sẽ được hoàn thiện thống nhất theo thiết kế của dự án.

Nhận định của các KTS về nhà shophouse

Theo như sự tìm hiểu của chúng tôi về đánh giá của các kiến trúc sư thì nhà shophouse là một không gian kinh doanh hiệu quả kết mà còn đêm lại sự hài hòa trong sinh hoạt hàng ngày của hộ gia đình. Ngoài các cửa hàng kinh doanh thì được sử dụng để đặt văn phòng, trụ sử làm việc của nhiều công ty.

Nhà shophouse thường nằm ở các khu vực đông dân cư. Đặc điểm này cũng mang lại nhiều lợi thế:

Lợi thế về vị trí: Được xây dựng ở vị trí thuận lợi, đẹp nhất của khu đô thị, nơi có nhiều người qua lại. Có mặt tiền hướng ra đường chính, thuận lợi về mặt giao thông.

Kiến trúc nội thất: Tùy vào ý thích và mong muốn của gia chủ mà các nội thất của nhà shophouse có thể được thiết kế theo các phong cách khác nhau sao cho phù hợp với mục đích kinh doanh. Các thiết kế này có thể theo phong cách cổ điển, tân cổ điển hay hiện đại. Thường các nhà shophouse nà sẽ có mặt tiền rộng, thoáng đãng và có khu vực đậu xe.

Sinh hoạt và kinh doanh: Là căn hộ ở tầng dưới cùng của chung cư nên các khách hàng cũng là những người có mức sống cao. Điều này mang lại lợi ích rất lớn cho việc kinh doanh. Không chỉ vậy mà gia chủ của nhà shophouse này còn được tiếp cận các tiện ích cao cấp của khu đô thị.

Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn về nhà shophouse.
NỘI THẤT LUXHOME
Office & Showroom: Số 34 Trần Đăng Ninh, Khu đô thị Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0899.77.88.86
Hotline: 0901.20.88.86
Email: luxhomevn.design@gmail.com
Website: www.nothatluxury.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

$('.kts-right ul .kts-right-item').on('mouseenter', function(){ $('.kts-left .kts-left-item').addClass('hidden'); var url_1 = $(this).attr('data-url'); $('.kts-left [data-url]').each(function(){ var url_2 = $(this).attr('data-url'); if (url_1 === url_2) { $(this).removeClass('hidden'); } }); })